Lắp đặt cột thu lôi chống sét như thế nào?

Lắp đặt cột thu lôi chống sét như thế nào?

Trong một hệ thống chống sét thì cột thu lôi chống sét đóng một vai trò quan trọng để bảo vệ các công trình trong mùa mưa bão. Để thiết bị này có thể thực hiện được chức năng chống sét hiệu quả nhất thì quá trình lắp đặt cột thu lôi chống sét phải đảm bảo được những yêu cầu quan trọng dưới đây.

THIẾT BỊ CẦN THIẾT KHI LẮP ĐẶT CỘT THU LÔI CHỐNG SÉT

Để quá trình lắp đặt được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ nhất thì trước tiên phải chuẩn bị những thiết bị chống sét vô cùng quan trọng dưới đây:

CHỨC NĂNG CỦA CÁC THIẾT BỊ CHỐNG SÉT

KIM THU SÉT

  • Kim thu sét
  • Dây dẫn sét
  • Cọc tiếp địa và dây nối đất
  • Hộp kiểm tra điện trở
  • Cột đỡ kim, dây neo
  • Những vật tư phụ khác đi kèm

Đây là bộ phận trực tiếp thu sét nên được lắp đặt ở vị trí cao nhất từ 2 đến 5 mét tại vị trí cao nhất của công trình để mở rộng phạm vi bảo vệ. Bán kính bảo vệ của kim thu sét được xác định bằng công thức hoặc công suất cụ thể mà nhà sản xuất quy định. Vật liệu để sản xuất kim thu sét sẽ là những thanh kim loại có đầu nhọn hoặc những kim thu sét có khả năng phát ra tia tiên đạo sớm (ESE) một cách chủ động dựa theo tính toán và thiết kế của từng công trình. Phải cố định kim thu sét trên cột đỡ hoặc giá đỡ thật chắc chắn để khi trời mưa giông, gió lớn hoặc sét đánh thì kim sẽ không bị đổ gẫy.

cot-thu-loi-chong-set

Lắp đặt cột thu lôi chống sét như thế nào?

CỘT ĐỠ KIM THU SÉT

Cột thường được làm bằng ống sắt tráng kẽm hoặc ống inox có đường kính D42 mm hoặc D60 mm và neo bằng cáp lụa khi lắp đặt cột chống sét. Khi thi công hệ thống chống sét các bộ phận có dòng diện sét đi qua phải được kết nối liên tục, chắc chắn từ đầu kim thu sét tới cọc tiếp đất, các vật tư thiết kế và thi công đảm bảo đủ tiết diện và độ bền cao với điều kiện môi trường sử dụng.

DÂY DẪN SÉT

Dây là bộ phận trực tiếp dẫn truyền dòng điện sét từ đầu kim thu sét xuống đất, dây dẫn sét phải đảm bảo đủ tiết diện chịu được dòng sét đi qua và không bị hư hại do tác động của môi trường. Các loại dây dẫn sét thường được sử dụng như cáp đồng trần, thanh đồng hoặc cáp thoát sét chuyên dụng.

CỌC NỐI ĐẤT VÀ DÂY TIẾP ĐẤT

Trong hệ thống thiết bị chống sét, cọc nối đất là bộ phận cực kỳ quan trọng, nó sẽ trực tiếp tản nhanh dòng điện của sét vào trong đất. Để làm cọc tiếp đất, người ta thường sử dụng cọc sắt mạ đồng với đường kính D14 hoặc D16 dài 2,4m đóng sâu vào trong đất. Các cọc tiếp địa được nối với nhau bằng dây nối đất như cáp đồng trần hoặc thanh đồng có tiết diện lớn hơn hoặc bằng 50mm2. Các mối nối thường sử dụng là hàn hóa nhiệt, kẹp tiếp địa chuyên dụng.

HỘP KIỂM TRA ĐIỆN TRỞ

Hộp kiểm tra điện trở là bộ phận kết nối trực tiếp trên đường dây dẫn sét để định kỳ người sử dụng đo lại điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét. Điện trở tiếp đất phải nhỏ hơn 10 Ohm thì mới đạt yêu cầu quy định.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *