Điểm tên những sự cố điện phổ biến nhất

Điểm tên những sự cố điện phổ biến nhất

Trên thực tế có rất nhiều sự cố điện có thể xảy ra. Kéo theo đó là hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn. Điện có thế giật chết người hoặc gây ra hỏa hoạn làm thiêu rụi nhiều công trình. Giới hạn nội dung bài viết này hãy cùng điểm tên những sự cố điện phổ biến nhất và các phương án để phòng ngừa, giảm thiểu sự cố điện.

Những sự cố điện phổ biến nhất

Ngắn mạch: Ngắn mạch là hiện tượng khi dây nóng và dây nguội chập vào nhau làm phát sinh ra tia lửa điện. Trường hợp hay gặp nhất là khi dây điện bị chuột cắn đứt vỏ nhựa bảo vệ bên ngoài. Lõi đồng của hai bên dây nóng là dây lạnh bị lộ ra và va chạm với nhau sẽ sinh ra tia lửa điện rất nguy hiểm.

Quá tải: Là hiện tượng khi mà bạn sử dụng các thiết bị điện với công suất lớn hơn công suất nguồn. Ví dụ, nhà bạn được trang bị ổ cắm có dòng định mức là 16A. Nhưng bạn lại cắm cùng lúc quá nhiều ổ cắm dẫn tới hiện tượng ổ cắm bị nóng lên. Nóng lên là biểu hiện của việc quá tải và sẽ gây ra hiện tượng chập cháy.

Dòng rò: Dòng điện bị rò rỉ ra ngoài bỏ thiết bị khi bộ cách điện bị hỏng. Hoặc dây dẫn điện bị bỏng tróc vỏ, đứt gãy. Hay gặp phải nhất là hiện tượng dây điện đi ngầm trong tường lâu ngày bị nứt. Điện sẽ rò ra tường và nối vào đất hây nguy hiểm không lường cho người sử dụng.

Các phương án để phòng ngừa, giảm thiểu sự cố điện

Cần kiểm tra hệ thống dây điện định kỳ để phát hiện kịp thời các vết cắn của chuột bọ. Từ đó lên phương án sửa chữa hoặc thay thế hệ thống dây điện kịp thời nhất.

Sử dụng ổ cắm có dòng định mức phù hợp. Không nên làm dụng dùng nhiều phích cắm có có công suất cao cùng lúc. Chọn ổ cắm chắt lượng, có thương hiệu uy tín và nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối nói không với các loại ổ cắm trôi nổi, giá rẻ trên thị trường. Lắp đặt ổ cắm đúng kỹ thuật, không nên lắp ở những nơi ẩm ướt, gần chân tường. Để bảo vệ an toàn cho những khu vực đặc biệt thì nên sử dụng thêm mặt che mưa cho ổ cắm.

Dù là đi ngầm hay đi nổi thì cũng nên chọn đúng loại dây điện chất lượng, có tiết diện dây phù hợp với từng khu vực và nhu cầu sử dụng. Trường hợp dây điện đi ngầm thì nên lưu lại bản vẽ kỹ thuật đi dây. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong trường hợp cần phải sữa chữa đường dây điện sau này.

Hy vọng nội dung bài viết trên đã mang đến cho bạn được cái nhìn tổng quan về các sự cố điện phổ biến nhất và phương án phòng ngừa sự cố điện tốt nhất.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *