Lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét

he-thong-tiep-dia-chong-set

Lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét

Hiện nay, vấn đề thiên tai tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho con người. Đặc biệt là sấm sét vừa nguy hiểm cho con người, vừa gây hư hỏng tràn lan các thiết bị điện của cả một hệ thống điện. Chính vì vậy, hệ thống tiếp địa chống sét cho các công trình là vô cùng cần thiết để hạn chế tối đa những thiệt hại do sét gây ra.

Việc thi công một hệ thống tiếp địa đòi hỏi phải được thực hiện đúng quy trình và thi công thật cẩn thận.

Lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét

Hệ thống tiếp địa chống sét gồm những gì?

Một hệ thống chống sét tiếp đất đầy đủ sẽ bao gồm những thiết bị chống sét sau: cọc điện cực và cọc dàn tiếp đất liên kết với nhau nối chung với nhau thông qua mạng dây dẫn (dây cáp dẫn).

Hệ thống nối đất bao gồm dàn tiếp đất và cáp dẫn đất. Hệ thống này thường sử dụng cọc bằng chất liệu đồng có đường kính từ 14mm trở lên và chiều cao là 2m. Chiều sâu và số lượng cọc tiếp đất tùy thuộc vào đặc điểm địa chất tự nhiên của từng khu vực. Đảm bảo khi kiểm tra điện trở phải đo được là dưới 10 Ohm. Các cọc được nối với nhau bằng dây đồng, bắt bằng bulon đồng hoặc hàn chặt với nhau.

Các bước lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét

Đào rãnh, đào hố hoặc khoan giếng tiếp đất

Trước khi đào rãnh, phải nghiên cứu rõ xem khu vực đó có lắp đặt hệ thống cáp ngầm hay ống cấp thoát nước hay không? Nếu có thì phải tránh khu vực đó ra để tránh làm hư hỏng.

Lên bản vẽ thiết kế và thực tế thi công của rãnh. Rãnh phải có độ sâu 600 – 800mm, chiều rộng từ 300 – 500mm. Vị trí thi công phải là khu vực có mặt bằng rộng, điện trở suất đất thấp. Nếu ngược lại thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng với đường kính từ 50 – 80mm và độ sâu từ 20-40m theo độ sâu của mạch nước ngầm.

Chôn điện cực xuống đất

Đóng cọc ở những vị trí đã xác định, khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc xuống đất. Những mặt bằng bị giới hạn về diện tích thì khoảng cách giữa các cọc có thể ngắn hơn nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài của cọc.

Đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100 – 150 mm là được. Cọc đất trung tâm thì đóng nông hơn, cách mặt đất 150 – 250mm. Rải cáp đồng dọc rãnh đào để liên kết các cọc đã đóng lại với nhau. Sau đó đổ hóa chất để giảm điện trở của đất, hút ẩm tạo thành dạng keo để bao quanh điện cực. Đổ cả hóa chất xuống giếng để giảm điện trở của đất rồi đổ nước xuống để hóa chất lắng sâu hơn.

Lắp kim thu sét

Lắp kim thu sét trên nóc nhà với chiều cao từ 0,5 -1,5m, nối kim thu sét với dây kim loại xuống đất và dây thoát sét nối với cọc tiếp địa. Bộ phận tiếp địa là những thanh kim loại có độ dài từ 2,5-3m được chôn dưới đất, cách sàn nhà phía ngoài 1-2m

Lắp phẳng hệ thống tiếp đất

Sau khi đã hoàn thành các bước trên thì hoàn trả mặt bằng trở về trạng thái như ban đầu. Lắp hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí của cọc trung tâm cho mặt hố ngang với mặt đất để không gây cản trở mặt bằng. Kiểm tra lại các mối hàn, nếu thấy không có sự cố nào thì thu dọn dụng cụ.

Đất đất và san phẳng tại các vị trí của hố, rãnh, dùng máy đầm để đầm chặt đất. Đo điện trở của đất, nếu nhỏ hơn 10 Ohm thì đạt giá trị điện trở cho phép còn lớn hơn thì bắt buộc phải đóng thêm cọc, cho thêm hóa chất để giảm điện trở của đất. Hotline liên hệ 0916.926.255 (zalo)

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *