Những lưu ý khi lắp đặt CB chống giật Schneider

cb-chong-giat-schneider

Những lưu ý khi lắp đặt CB chống giật Schneider

CB chống giật Schneider là gì?

CB chống giật là một loại CB bảo vệ động cơ mang thương hiệu Thiết bị điện Schneider của Pháp rất được ưa chuộng trên thị trường thiết bị điện Việt Nam. Hiểu một cách nôm na thì CB chống giật cũng là một loại aptomat, chúng có chức năng đóng cắt mạch điện khi phát hiện các sự cố quá tải, quá dòng, ngắn mạch, đồng thời còn có khả năng chống giật để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ra aptomat chống giật còn được gọi với tên gọi khác là aptomat chống dò dòng có nhiệm vụ tự động ngắt điện khi có dòng điện dò xuống đất hay khi có người bị điện giật.

Những lưu ý khi lắp đặt CB chống giật Schneider

Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng CB chống giật

Dây dẫn điện và các thiết bị điện nếu bị rò rỉ không chỉ hao phí điện năng mà còn gây hư hỏng các thiết bị và đặc biệt nguy hiểm cho tính mạng người sử dụng. Chính vì thế, cầu dao chống giật RCBO ra đời sẽ hạn chế được những nhược điểm kể trên. Khi có dòng điện rò rỉ chạy trên mạch điện đi qua CB chống giật thì mạch điện sẽ có hiện tượng mất cân bằng. Lúc này bộ so sánh sẽ phát hiện ra và cấp điện vào cuộn dây điện từ để tạo ra lực từ kéo miếng kim loại đến gần chốt cài và gài cần gạt để đóng mở điện. CB lúc này sẽ ngắt điện khỏi phụ tải.

Trong suốt quá trình sử dụng aptomat chống giật Schneider, người dùng nên thường xuyên kiểm tra định kỳ các chức năng bảo vệ của sản phẩm mỗi tháng một lần. Kiểm tra bằng cách ấn nút TEST trên thân CB bởi khi có mạch điện tử ở bên trong bị hư hỏng thì bắt buộc phải thay cái khác hoặc sửa chữa lại như lúc đầu. Nếu lắp đặt CB chống giật ở những khu vực địa hình có độ ẩm trong không khí cao thì bộ phận thanh liên động khi để mở chốt gài sẽ dễ bị gỉ sét hơn, khi bị gỉ sẽ khó dịch chuyển để ngắt điện dù cho mạch điện tử còn đang hoạt động rất tốt.

Trong các hệ thống điện có lắp CB chống giật thì con người cũng tuyệt đối không được chủ quan mà sử dụng sản phẩm một cách bừa bãi, cẩu thả các thiết bị điện. CB chống giật Schneider chỉ có khả năng ngắt điện khi chúng ta chạm vào phần dây nóng và phần còn lại của cơ thể khi đang tiếp đất. Có nhiều trường hợp vẫn bị điện giật khi sửa chữa điện dù cho chân đã đứng trên ghế gỗ và không tiếp xúc với đất là vì tay đã vô tình chạm vào 2 dây nóng và nguội của bảng điện nên CB chống giật không ngắt điện

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *