Giải pháp chống sét trực tiếp nhà cao tầng

cach-lap-dat-thiet-bi-chong-set-lan-truyen

Giải pháp chống sét trực tiếp nhà cao tầng

CHỐNG SÉT TRỰC TIẾP LÀ GÌ?

Sét là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra khi trời có mưa giông với hậu quả mà nó để lại cho con người và tài sản là vô cùng lớn. Việc trang bị một hệ thống chống sét cho nhà cao tầng giúp bảo vệ trực tiếp con người và tài sản một cách đơn giản và hiệu quả với chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn.

chong-set-truc-tiep-nha-cao-tang

Giải pháp chống sét trực tiếp nhà cao tầng

CẤU TẠO HỆ THỐNG CHỐNG SÉT TRỰC TIẾP

Kim thu sét

Trong một hệ thống thiết bị chống sét thì kim thu sét là bộ phận quan trọng nhất, trực tiếp chịu ảnh hưởng khi tia sét đánh vào. Kim thu sét được cấu thành bởi thanh sắt hoặc thanh kim loại chống gỉ tùy vào nhu cầu của người chủ công trình. Kim thu sét có thể được cấu thành từ các loại dây dẫn bằng kim loại liên kết theo chiều dọc hoặc chiều ngang đến điểm góc mái, đường kính tối thiểu từ 8 – 10mm vuông. Dây dẫn dùng cho việc liên kết kim thu sét sẽ được gắn trực tiếp lên phần ngoài cùng của mái công trình, cố định dọc theo các bờ cạnh của mái. 

Dây dẫn xuống

Chức năng của dây dẫn là dây liên kết kim thu sét với hệ thống tiếp địa. Lựa chọn dây dẫn xuống là loại làm bằng chất liệu cáp thép tráng kẽm hoặc cáp đồng với tiết diện từ phi 8 trở lên. Dây dẫn sẽ bắt cố định cạnh mái và trên tường để đảm bảo về độ chắc chắn.

Số lượng dây dẫn sét được xác định dựa trên tổng diện tích của cả công trình. Một hệ thống chống sét của công trình tối thiểu cần phải có 2 dây dẫn xuống đặt ở vị trí đối xứng nhau, khoảng cách giữa các dây bao quanh tường không được vượt quá 20m.

Khi lắp đặt hệ thống dây dẫn xuống phải đảm bảo tính mỹ quan cho công trình và tránh những vị trí có thể gây nguy hiểm cho con người khi đứng gần khu vực đó.

Hệ thống tiếp địa

Một hệ thống tiếp địa chuẩn kỹ thuật sẽ bao gồm các cọc tiếp địa được chôn sâu trong lòng đất, các dây liên kết bao xung quanh chân móng có chức năng làm tiêu tán năng lượng xung sét vào trong lòng đất, hạn chế các tác động do sét gây ra như: hiện tượng điện áp bước, điện áp chạm.

Tùy vào điều kiện thực tế của công trình để khi thi công hệ thống chống sét có thể sử dụng tối thiểu từ 2 cọc tiếp địa với đường kính phi 14,2 hoặc phi 16.

Nếu thi công bằng phương pháp đóng cọc trực tiếp thì các cọc tiếp địa cần được đóng xuống nền đất ở khu vực rãnh sâu tối thiểu từ 80 -100cm, cọc tiếp địa đóng cách móng công trình ít nhất là 1m. Một hệ thống tiếp địa đảm bảo yêu cầu và mức độ an toàn là phải có giá trị nhỏ hơn 100hm.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *